Xăm môi bị nổi mụn nước phải làm sao? Blog SeoulSpa

Xu hướng làm đẹp hiện nay ngày càng phổ biến và thịnh hành. Một trong những xu hướng được rất nhiều chị em lựa chọn đó là xăm môi. Xăm môi đem lại diện mạo tươi trẻ, tự tin hơn. Nhưng nếu xuất hiện trường hợp xăm môi bị nổi mụn nước phải làm sao? Cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan về vấn đề này.

Nguyên nhân khiến xăm môi bị mụn nước

Xăm môi chính là lúc môi bạn nhạy cảm, dễ tổn thương nhất. Vì thế, có rất nhiều nguyên nhân tác động làm môi bị mụn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Điểm danh một số nguyên nhân nào khiến xăm môi bị mụn nước.

Do dụng cụ dùng để xăm mất vệ sinh

Nguyên nhân đầu tiên khiến xăm môi bị mụn nước đó là dụng cụ xăm. Dụng cụ xăm phải đảm bảo vô trùng, bởi khi dụng cụ không an toàn, môi rất dễ nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng mụn nước.

Ngoài ra, dụng cụ xăm mất vệ sinh là một điều vô cùng nguy hiểm. Bởi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Vì vậy, bạn nên chọn những địa điểm làm đẹp uy tín, chất lượng để tránh gặp phải đặt câu hỏi xăm môi bị nổi mụn nước phải làm sao.

Công nghệ xăm lạc hậu

Xăm môi là trường hợp dùng kim để tạo vết thương ở biểu bì da sau đó đưa mực vào để tạo màu. Khi xăm môi, công nghệ xăm không đạt tiêu chuẩn, lạc hậu sẽ tác động xấu đến chất lượng môi, từ đó dẫn đến môi bị nổi mụn nước. Trường hợp các công nghệ xăm lạc hậu, kim xăm thường khá to và được điều chỉnh bằng tay. Điều này khiến cho độ chính xác không cao và vết thương sẽ bị hở. Bởi công nghệ xăm lạc hậu kim xăm sẽ khá to, điều này khiến không có độ chính xác cao dẫn đến các vết thương hở trên môi.

Chăm sóc môi không đúng cách sau khi xăm

Sau khi xăm, môi thường khá yếu và nhạy cảm. Chính vì vậy nếu như chăm sóc môi không đúng cách thì môi cũng có thể bị nổi mụn nước. Vậy cụ thể, xăm môi bị nổi mụn nước phải làm sao?

Bạn cần vệ sinh môi xăm đúng cách để tránh các vi khuẩn lây nhiễm, và bảo vệ tốt màu môi xăm của mình. Trước hết là trong chế độ ăn uống, có một vài loại thực phẩm sẽ khiến cho môi bị nổi mụn nước như xôi, rau muống. Các chất trong những loại này sẽ tác động đến môi khiến môi bị sưng, nổi mụn nước.

Thứ hai là trong cách vệ sinh. Môi sau khi xăm phải được vệ sinh đúng cách để tránh bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, điều này cũng tác động đến việc môi lên màu sau xăm. Do vậy, bạn nên vệ sinh môi đúng cách để tránh trường hợp môi bị nổi mụn nước hay lên màu không đẹp.

Phun môi bị mụn nước bao lâu thì hết?

Khi xăm môi xuất hiện mụn nước, bạn cần chăm sóc đúng cách để khỏi nhanh hơn. Trung bình từ 7-14 ngày nếu bạn chăm sóc kịp thời, đúng như bác sĩ hướng dẫn như vệ sinh đúng cách, kiêng những thực phẩm có hại, thói quen sinh hoạt khoa học. Từ 7 ngày các nốt mụn nước sẽ xẹp khô và đến 14 ngày sẽ biến mất hoàn toàn.

Và thời gian lành các vết mụn nước còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng mụn nước xuất hiện. Do vậy, nếu phát hiện các triệu chứng, thay vì đặt câu hỏi xăm môi bị nổi mụn nước phải làm sao, bạn cần chú ý bước vệ sinh và thực phẩm ăn uống để bảo vệ bờ môi.

Mụn nước sau khi phun môi có để lại sẹo không?

Mụn nước là hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng cũng không phải không gây hại đến môi. Hầu hết các nốt mụn nước sẽ ảnh hưởng đến xăm môi bị hỏng, không lên màu chuẩn. Điều trị càng sớm, thì khả năng để lại sẹo càng giảm. Đặc biệt, nếu không biết chăm sóc đúng cách tình trạng còn nghiêm trọng, có thể để lại sẹo, hay ảnh hưởng xấu đến tế bào da gốc, thậm chí gây nên hoại tử.

Xem thêm: Phun môi 1 tháng chưa lên màu có phải bất thường?

Còn đối với trường hợp, điều kiện di chuyển đến phòng khám, bác sĩ gặp khó khăn, dưới đây sẽ là một số gợi ý chăm sóc xăm môi bị mụn nước dành cho bạn:

  • Hạn chế tối đa việc môi bị mụn nước tiếp xúc với nước trong 1-2 ngày sau khi xăm môi.
  • Tuyệt đối không chạm, sò tay hay tác động mạnh lên vùng xăm môi bị mụn nước.
  • Che chắn môi cẩn thận khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi.
  • Không làm vỡ mụn nước trên môi.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh

Mách bạn một số giải pháp khi có mụn nước lúc xăm môi

Nếu bạn phải đặt câu hỏi xăm môi bị nổi mụn nước phải làm sao, hãy tham khảo các hướng dẫn dưới đây để có quy trình chăm sóc sau phun xăm chuẩn nhất. Cụ thể:

Sử dụng các loại thuốc theo bác sĩ hướng dẫn

Khi xăm môi bị mụn nước, nếu tình trạng nặng bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị cũng như sử dụng đúng thuốc. Thông thường các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi, thuốc làm lành vết thương… nhưng liều lượng cũng như cách sử dụng bạn nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ khiến các vết mụn nước lành nhanh hơn, hạn chế sẹo trên môi.

Ngoài ra, bạn nên vệ sinh môi đúng cách theo như hướng dẫn của các chuyên viên. Đồng thời, khi môi bị mụn nước, bạn nên đến những trung tâm thẩm mỹ uy tín để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

Chăm sóc và vệ sinh môi đúng cách

Khi xăm môi bị mụn nước, việc vệ sinh môi đúng cách sẽ làm môi không bị nhiễm trùng hay nổi mụn nước nghiệm trọng hơn. Bạn cần hạn chế tối đa việc môi xăm tiếp xúc với nước hay các chất có hại từ mỹ phẩm, son môi. Vệ sinh môi chỉ cần dùng nước ấm lau sạch hoặc nước muối sinh lý loãng là được. Ngoài ra, bạn không nên bóc lớp môi bị bong, mụn nước… hay kiên trì bôi thuốc để mụn nước xẹp hẳn, và lành vết thương.

Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý

Khi xăm môi bị mụn nước, chế độ ăn uống được xem là “chìa khóa” giúp bạn cải thiện tình trạng mụn nước. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp môi lên màu sau xăm. Bạn nên bổ sung cho mình một số loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng. Các loại thực phẩm ví dụ như dứa, cam, cà chua… đều giúp môi lên màu nhanh và đẹp hơn.

Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất để tăng cường đề kháng, làm lành vết thương. Một số loại thực phẩm tốt đó là cam, bưởi, dứa, cà chua và các thực phẩm chứa C khác. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm như rau muống, xôi, thịt bò, hải sản.

Khám phá: Xăm môi nên ăn rau gì là tốt nhất và lên màu đẹp?

Vậy là những thắc mắc về xăm môi bị mụn nước phải làm sao, phun môi bị mụn nước bao lâu thì hết, mụn nước sau khi phun môi có để lại sẹo không đã được giải đáp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để bạn sở hữu đôi môi căng mọng, tràn đầy sức sống.

Tham khảo thêm: Phun môi khác với xăm môi như thế nào?